Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

2014: Bán Hàng Trực tuyến Tăng Mạnh - Giải pháp Cổng thanh toán ?

Người Việt bắt đầu có thói quen mua sắm trực tuyến và tiêu dùng không dùng tiền mặt. Đây là điều kiện quan trọng để ngành thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam cất cánh.
Ước doanh số 8 tỉ USD...
Ông Nguyễn Thanh Hưng, phó chủ tịch hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) nhận định, theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trườngcomScore, Top 5 website bán lẻ trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam đều là các doanh nghiệp kinh doanh trong nước. Trong khi đó, ở sáu quốc gia Đông Nam Á khác thì hầu hết các website bán lẻ trực tuyến là doanh nghiệp nước ngoài như Amazon, Apple, Alibaba...
Theo dự báo của nhà cung cấp thẻ thanh toán quốc tế MasterCard thì vào năm 2017, thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam có triển vọng đạt doanh số khoảng 8 tỉ USD. Hiện nay, việc tăng cường liên kết thương mại giữa các đơn vị phát hành thẻ thanh toán và nhà bán lẻ đã góp phần tăng sức mua trên các website bán lẻ trực tuyến.
Theo báo cáo trong năm 2012 của bộ Công thương thì doanh số ngành TMĐT tại Việt Nam ước tính vào khoảng 700 triệu USD. Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (thuộc bộ Công thương) cũng dự báo đến năm 2015 quy mô ngành TMĐT có thể đạt 1,3 tỉ USD.
Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam thì cho rằng thị trường bán lẻ trực tuyến sẽ có cơ hội bùng nổ trong năm 2014. Lĩnh vực bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam được dự báo sẽ phát triển mạnh theo xu hướng thị trường ở các nước phát triển trên thế giới.
Đại diện tập đoàn comScore khi đến Việt Nam đã nhận xét rằng ngành TMĐT tại đây sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến đang từng bước mang đến sự thuận tiện cho người tiêu dùng khi mua sắm online.
Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, trưởng văn phòng đại diện VECOM TP.HCM thì khâu thanh toán không còn là trở ngại cho ngành TMĐT như trước. Các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến hiện nay đã áp dụng các giải pháp thanh toán tiện dụng cho khách hàng như ví điện tử, chuyển khoản qua thẻ ATM, cổng thanh toán...
Tuy nhiên, bản thân VECOM cũng thừa nhận rằng số người chọn hình thức bán lẻ trực tuyến ở nước ta vẫn còn khá thấp. Người tiêu dùng còn lo ngại về chất lượng sản phẩm, sợ mất cắp thông tin cá nhân... khi mua sắm online.
Vì thế, cục Thương mại điện tử và công nghệ Thông tin đã phối hợp với VECOM để thiết lập tiêu chuẩn – cấp nhãn uy tín SafeWeb cho các website TMĐT. Điều này sẽ tạo niềm tin cho người tiêu dùng, tạo cơ hội bán hàng cho các doanh nghiệp TMĐT.
Theo báo cáo của comScore thì các nhà bán lẻ trực tuyến Amazon và Lazada vẫn áp đảo các doanh nghiệp khác trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, tại Việt Nam nhờ lợi thế nội địa (có thể do người dùng không rành tiếng Anh, không có thẻ tín dụng... khi giao dịch trực tuyến với các website quốc tế) nên các website như 5giay, vatgia, enbac... vẫn có lượng khách hàng ổn định.
Hiện nay, theo đánh giá của các nhà bán lẻ thì phần lớn những người có thói quen mua sắm trên mạng thuộc giới trẻ. Đây là một lợi thế cho Việt Nam vì số lượng người dùng internet trẻ tuổi tại Việt Nam đang chiếm tỷ lệ áp đảo.
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của internet/mạng di động 3G cũng góp phần tăng sức mua cho thị trường bán lẻ trực tuyến. Nếu công cụ thanh toán tiện ích hơn, hàng hoá trên mạng dồi dào hơn... thì người tiêu dùng sẽ chăm chỉ "đi chợ trên mạng".
Theo comScore thì Việt Nam đang là quốc gia đứng đầu khu vực Đông Nam Á về số lượng người sử dụng internet với hơn 16,1 triệu người sử dụng internet hàng tháng, tăng 14% so với năm 2012. Trong năm vừa qua, Việt Nam đã có thêm 2 triệu người sử dụng internet.
Nguồn: Sài Gòn Tiếp Thị

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

M-Commerce: Tiềm năng tương lai.

Quá nhiều tiện ích
Với DMS, mọi điều tiết, bán hàng, giám sát đều được thực hiện qua thiết bị di động (máy tính bảng, điện thoại thông minh màn hình rộng), giúp doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm được khá nhiều về kinh tế, mà còn khai thác nguồn nhân lực, phát huy lợi thế con người thay cho quy trình cũ thủ công.
Trong khi đó, khi mạng viễn thông đẩy mạnh 3G, 4G, dịch vụ ứng dụng DMS cũng được xem là tiềm năng khi tiếp cận với hầu hết các điểm bán tại mọi vùng miền.
Theo thống kê của comScore, cuối năm 2011, 38% những người sử dụng điện thoại thông minh vào công việc, đơn vị này cũng dự đoán xu hướng này sẽ tiếp tục tăng cao hơn 50% tới năm 2015. Điều này cho thấy, nhu cầu đang thật sự có ở các nước có điều kiện phát triển về M-Commerce.
Khảo sát của SAP cho thấy, tại đất nước Bangladesh - một quốc gia có địa bàn khá hiểm trở, nhưng M-Commerce lại phát triển khá mạnh. Tỷ lệ người dùng di động cao hơn nhiều so với người có máy tính, vì thế việc phối hợp giữa giải pháp trên nền tảng di động với các nhà phân phối, bán lẻ, đại lý và mạng viễn thông giúp doanh nghiệp phân phối tiết kiệm khá nhiều cho chi phí vận chuyển, lưu kho và điều tiết.
Điều này cho thấy, thiết bị di động đang thật sự trở thành "công cụ" mà mọi người có thể sử dụng vào công việc. Và doanh nghiệp dễ dàng tận dụng ưu thế này vào DMS để tiếp sức nhằm khai thác tối đa hiệu quả bán hàng.
Thị trường đầy triển vọng
Trong bối cảnh tại Việt Nam, người dùng sẽ còn phải mất khá nhiều thời gian để tiếp cận với M-Commerce thì sự hợp tác đẩy mạnh DMS đa phương góp phần rất nhiều cho bức tranh này thêm màu sắc.
Để tiếp sức cho DMS toàn diện tại Việt Nam, FPT Software, Samsung và VMS MobiFone đã cùng nhau xây dựng một thế chân vạc vững chắc trong việc cung cấp cho khách hàng Giải pháp Quản trị Hệ thống phân phối trên nền công nghệ Mobility (DMS - Mobility).
M-Commerce: Tiềm năng tương lai - 1
Theo đó, ba bên sẽ cùng đầu tư nghiên cứu, phát triển để tiếp tục cung cấp cho khách hàng các giải pháp quản trị doanh nghiệp trên nền công nghệ Mobility khác như: giải pháp quản lý hệ thống bán lẻ (Retails Mobility), giải pháp chăm sóc khách hàng (CRM Mobility) cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), Dược phẩm, Sản phẩm Công nghiệp, Ngân hàng – Bảo hiểm… Cụ thể, FPT Software sẽ triển khai giải pháp quản trị doanh nghiệp trên nền công nghệ Mobility cho khách hàng dựa trên các thiết bị phần cứng Galaxy Tab3 của Samsung và dịch vụ kết nối 3G của VMS MobiFone. Bước đi tiên phong đầy táo bạo những cũng đã khẳng định từ các thương hiệu uy tín.
Đại diện Kinh Đô, đơn vị triển khai DMS được xem là một điểm son với những thành công từ giải pháp mang lại. Giờ đây, nhân viên bán hàng, giám sát bán hàng của Kinh Đô sẽ thuận tiện hơn trong quá trình tiếp cận điểm bán khi được trang bị máy tính bảng có kết nối 3G, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và camera số. Khi tiếp xúc với điểm bán, những thông tin liên quan đến tình hình hàng hóa, tiền hàng... tại mỗi điểm bán sẽ được cập nhật ngay tại thời điểm nhân viên bán hàng có mặt. Hình ảnh về trưng bày sản phẩm, biển hiệu, thông tin của nhà phân phối, điểm bán cũng được cập nhật theo thời gian thực. Kết hợp với bản đồ số, cán bộ giám sát bán hàng có thể biết được vị trí, tuyến đường di chuyển và hoạt động thăm viếng điểm bán của toàn bộ nhân viên bán hàng thay vì chỉ theo dõi được một vài tuyến đường như trước đây.
Đẩy mạnh trong tương lai
Từ kết quả triển khai hệ thống DMS thành công cho các khách hàng trong và ngoài nước trong hơn 12 năm qua, con số khách hàng phản hồi về FPT Software rất khả quan.
Sau khi triển khai hệ thống DMS hiệu quả đơn hàng tăng lên từ 10-20%; thời lượng đặt hàng giảm, chỉ cần 5-10 phút có thể hoàn thành quy trình đặt hàng; doanh số của nhà phân phối tăng từ 15-30%, thậm chí có nhà phân phối tăng 150%; lợi tức đầu tư (ROI) trên một nhân viên bán hàng tăng 10-30%; chi phí tiếp thị giảm 15-20%...
Trong khi thị trường luôn đón nhận nhiều đơn vị tham gia lĩnh vực DMS, thì sự tiên phong dẫn đầu cho một hợp tác đa phương từ MobiFone, Samsung, FPT Software góp phần mang đến thị trường một sự khác biệt. Sự nổi bật không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn gia tăng rất nhiều quyền lợi cho khách hàng trong việc tiếp thị, bán hàng và điều tiết để mang đến hiệu quả và doanh thu cao nhất có thể.

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Thống kê và số liệu Mobile Marketing 2013


Marketing trên thiết bị di động đang chiếm một phần không nhỏ bởi tính cá nhân hóa của các thiết bị cầm tay, sự trải nghiệm của người dùng với smartphone ngày càng cao và số lượng máy tính bảng ngày càng tăng.

Infographic Mobile Marketing 2013: Thống kê và số liệu

Xu hướng kiếm tiền trên Mobile


Thị trường quảng cáo trên mobile tại Việt Nam: Vẫn còn rất “tiềm năng”

Một trong những mối boăn khoăn hàng đầu của các công ty, nhóm làm app nhỏ chính là việc xây dựng mô hình sản sinh lợi nhuận thích hợp để tối ưu hóa lợi nhuận từ người dùng. Dù thị trường quảng cáo Việt Nam không ngừng phát triển với giá trị thị trường lên đến 20.4 ngàn tỉ đồng trong năm 2012 (theo báo cáo của Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn) nhưng quảng cáo trên mobile vẫn chỉ chiếm một ngân sách rất nhỏ bé (< 1%) trong một chiếc bánh lớn bên cạnh những phương pháp quảng cáo truyền thống như TV, báo giấy và Radio.
Đối với các app miễn phí hiện nay, chỉ có một cách kiếm tiền duy nhất là bán quảng cáo nhưng fill rate và CPC (Cost per click) vẫn còn thấp. Google search và Facebook đã chiếm hơn 70% doanh thu của quảng cáo trên mobile, phần còn lại rất nhỏ dành cho display ads nhưng cũng đã bị thống trị bởi các site lớn như vnexpress, 24h…Có thể thấy thị phần của người làm app miễn phí không còn nhiều trong khi số lượng app miễn phí ngày càng tăng lên.
Hiện nay, quảng cáo trên internet và mobile vẫn là sự lựa chọn thứ 4 sau TV, quảng cáo trên báo chí, radio dù thị trường mobile tiềm năng, tốc độ tăng trưởng nhanh và ít đối thủ hơn. Theo như Intellasia, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ mới dùng từ 3% – 5% ngân sách quảng cáo cho quảng cáo trên internet và mobile. 85% thị trường quảng cáo tại Việt Nam vẫn thuộc về quảng cáo trên TV dù ngày càng có dấu hiệu phân mảnh do có quá nhiều kênh TV (<40) cho khán gỉa lựa chọn. Điều đó cho thấy rằng những thương hiệu lớn vẫn còn khá dè dặt với quảng cáo internet và mobile mà ưa chuộng những phương pháp truyền thống hơn.

Quảng cáo trên mobile: Miếng ngon không dễ có phần
Hai khía cạnh công nghệ quan trọng nhất của các app chính là là công nghệ hướng đến đối tượng người dùng và tracking cookie, nhưng rất khó thực hiện trong môi trường mobile. Apple đã xây dựng cơ chế ngăn chặn tracking cookie từ một bên thứ ba. Điều này làm giảm đáng kể hiệu quả của việc quảng cáo vì không tận dụng được hoàn toàn nguồn traffic của app.
Đối với quảng cáo truyền thống, doanh thu của người làm app còn bị phụ thuộc vào nhà quảng cáo. Tỉ lệ fill rate hiếm khi được tận dụng 100% vì còn phải tùy thuộc vào số lượng chiến dịch quảng cáo chạy theo từng mùa và thời điểm. Doanh thu của những nhà phát triển cũng không được tích lũy theo năm tháng trên mỗi một lượt visitor mà app mang lại cho nhà quảng cáo, mà chỉ được trả tiền một lần duy nhất.
Giải pháp nào cho người làm app miễn phí?
Theo số liệu thống kê của SohaGame, từ tháng 1/2012 đến tháng 1/2013, số lượng smartphone tăng trưởng tính riêng tại thị trường Việt Nam đạt mức 266%. Với tỷ lệ này, Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới trong năm 2012. Các “đại gia” trong ngành đã bắt đầu nhảy vào từ những game trên mobile đơn giản như xếp hình của VNG tới việc chuyển thể các game từ dạng web sang mobile. Một phần nguyên nhân của làn sóng chuyển thể webgame là do những dấu hiệu thể hiện sự bão hòa của thị trường này từ giữa năm 2012.
Với một thị trường đầy tiềm năng và dân số trẻ chiếm tỉ lệ cao như vậy, nhưng hiện game trên mobile vẫn chưa thực sự bùng nổ mà nguyên nhân chủ yếu ở đây vẫn là do Việt Nam chưa có được một hệ thống phân phối game hiệu quả.
 
Việt Nam vẫn chưa có được mộ mô hình, hệ thống phân phối game hiệu quả
Việc ký kết phân phối game không hề dễ dàng vì nhà làm game phải bỏ ra rất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm đối tác tin tưởng trong khi thời gian để ra mắt game và nhu cầu thị trường lại không chờ đợi ai. “Sai lệch trong việc đo lường doanh thu đôi khi dao động lên đến vài chục phần trăm không hề hiếm trong khi chính phủ lẫn nhà đài (viettel, Mobile…) vẫn chưa có một chính sách rõ ràng để bảo vệ cho người làm game.” – Anh B, đại diện một nhóm làm game nhỏ cho biết.
Giữa một bên là các nhà làm app miễn phí có nguồn traffic không được tận dụng triệt để, thu hồi lợi nhuận thấp và các nhà làm game tìm kiếm người dùng, các nhà phát hành app miễn phí và những nhóm làm game nhỏ đã kết hợp lại với nhau. Nhưng ngay cả phương án này vẫn còn nhiều khó khăn và độ hiệu quả thấp vì hai bên không cần phải đầu tư thời gian công sức cùng xây dựng một bộ đo lường traffic, doanh thu, tìm kiếm và tìm hiểu đối tác thích hợp. Trong trường hợp đối tác được lựa chọn không hề hiệu quả, các nhà làm game và app miễn phí sẽ phải chuyển sang một kênh phân phối mới và quy trình lại bắt đầu lại từ đầu trong khi nhân lực và thời gian là 2 tài sản quan trọng nhất của start up. Khi xảy ra tranh chấp sẽ không có một bên trung gian đứng ra giải quyết.
Từ đó, mô hình mạng phân phối game trên ứng dụng đã ra đời. Mobpartner hiện là công ty đi đầu trên thế giới về mô hình này từ đầu những năm 2000, đặt trụ sở tại Pháp (Paris), với những khách hàng lớn như Gameloft (hiện có trụ sở tại Việt Nam), CyberZ…
Các app miễn phí sẽ đóng vai trò kênh phân phối game đến người sử dụng. Khi người sử dụng nạp thẻ hay nhắn tin SMS, nhà phát triển ứng dụng sẽ được chia phần trăm lợi nhuận. Với mỗi một người dùng mang về cho nhà phát hành game, nhà phát triển ứng dụng được chia sẻ doanh thu trên toàn bộ vòng đời của ứng dụng đó.
Tương tự với nhà phát hành game, nhiệm vụ duy nhất của họ chỉ là vận hành game vì việc tối ưu hóa hướng dẫn cài đặt, chơi game…đã có mô hình phân phối lo. Các bên tham gia đều có thể phát huy thế mạnh tối đa của bản thân. Toàn bộ doanh số, thông tin sẽ được báo cáo hàng tháng đến cả hai bởi mô hình phân phối đứng giữa.
Cụ thể hơn, đối với những nhóm làm game độc lập, mô hình có thể giúp họ giải quyết hai khó khăn: Xây dựng cộng đồng người chơi và bài toán phân phối cho game. Việc xuất hiện trên các sàn game lớn, website với traffic cao hoặc đứng đầu các Google Play, App store là một thử thách lớn cho các nhóm làm game nhỏ. Mô hình phân phối với những đối tác kí kết sẵn bao gồm sàn game, các website và app miễn phí nằm trong hệ thống sẽ giúp các nhà phát hành game tiết kiệm thời gian và công sức.
Traffic của các app miễn phí được tận dụng triệt để bởi vì mô hình đứng giữa sẽ phân tích người dùng của app miễn phí để lựa chọn những game phù hợp về mặt nội dung và những hình thức quảng cáo nào hiệu quả nhất cho người dùng trên mỗi app riêng biệt, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi người dùng/ lượt click/ view. Những nhà phát hành game sẽ có được thông tin, phân tích về người dùng thông qua báo cáo hằng tháng của mô hình phân phối để tìm hướng phát triển thích hợp cho cộng đồng người chơi game.
Với những khó khăn hiện tại của thị trường thì việc nhà phát hành app miễn phí bắt tay cùng với game phát triển sẽ là một lựa chọn tốt cho cả đôi bên trong tương lai, không chỉ thúc đẩy thị trường công nghệ phát triển mà còn đem lại nhiều sự lựa chọn cho người dùng hơn nhờ số lượng app miễn phí chất lượng cao và game tăng lên.

Cho thuê cổng thanh Toán

Cho thuê cổng thanh toán Wap Charging, cho thuê đầu số 8x00- Nhanh gọn, đơn giản.

Wap charging là một hình thức thanh toán thuận tiện hiện nay trên di động.

Thay vì việc bạn phải nhớ các cú pháp phức tạp, mất thời gian để soạn tin nhắn và gửi tới đầu số. Thì nay, chỉ với 1 click là bạn có thể mua được sản phẩm một cách đơn giản, nhanh gọn và thuận tiện.

Wap charging ra đời giúp cho việc phát triển các sản phẩm trên di động càng ngày càng phát triển, bởi nó giúp cho các nhà phát triển nội dung có thể phát triển mạnh trên nền tảng wap(sử dụng kết nối thông qua 2g, 3g hoặc 4g). Khi chưa có wap charging bạn truy cập wap và muốn mua thứ gì đó ngay tại thời điểm đó thì bạn chỉ còn cách: nhớ cú pháp tin nhắn, thoát ra, soạn tin rồi truy cập lại. Các thao tác này gây bất lợi rất nhiều cho người dùng và nhà cung cấp nội dung. Nhưng nay  mọi chuyện đều đơn giản hơn rất nhiều nhờ công nghệ tiên tiến này.

Ngoài ra, trong thị trường game trên di động hiện nay việc ứng dụng wap charging cũng tỏ ra thuận tiện hơn nhiều cho người dùng. Thay vì việc bạn nhấn vào nút mua và bạn nhận được 1 tin nhắn trả về, máy bạn sẽ tít tít và mất kết nối, bạn phải thoát ra vào lại thì bây giờ khách hàng chỉ cần nhấn nút mua, hệ thống kiểm tra tiền trong tài khoản và tự động thu tiền khi khách hàng yêu cầu mà không trả về bất cứ tin nhắn nào làm phiền lòng đến người chơi.

Một mặc khác thuận tiện cho các nhà phát triển nội dung là việc thất thoát rất ít trong việc sử dụng wap charging làm kênh thanh toán. Khi sử dụng thanh toán qua đầu số tỷ lệ thất thoát là rất cao, nhưng đối với wap charging thì hầu như không đáng kể. Đồng thời, chính sách thanh toán của nhà mạng đối với hình thức này cũng được đánh giá là tốt hơn nhiều so với đầu số. Thông thường sau 2 tháng là Telcos đã thanh toán toàn bộ tiền cho đối tác của họ, đây là lợi thế đáng kể về dòng tiền đối với các CP.

Hiện nay, FPT là một trong những đơn vị đầu tiên đã kết nối  wap charging với tất cả các nhà mạng tại Việt Nam.FPT hy vọng có thể cung cấp được kênh thanh toán thuận lợi này tới các nhà phát triển nội dung tại Việt Nam nhằm giúp cho thị trường nội dung tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và đa dạng.

Vì sao bạn cần gởi SMS Marketing
1. Nâng cao giá trị thương hiệu
2. Tiết kiệm chi phí và nhân lực
3. Thông điệp chuyển đi rất nhanh, tiếp cận đúng đối tượng doanh nghiệp
Hình ảnh: Vì sao bạn cần gởi SMS Marketing

1. Nâng cao giá trị thương hiệu
2. Tiết kiệm chi phí và nhân lực
3. Thông điệp chuyển đi rất nhanh, tiếp cận đúng đối tượng doanh nghiệp

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Giải pháp Thanh Toán Charing bằng thẻ cào

Thanh toán mua sắm online bằng thẻ cào điện thoại là phương thức mới, cho phép người dùng được thanh toán hoặc nạp tiền vào tài khoản ví điện tử của mình bằng cách mua mã thẻ điện thoại của các mạng điện thoại di động, có mệnh giá phù hợp với giá trị giao dịch mong muốn và nhập vào hệ thống nạp tiền thanh toán trên cổng thanh toán trực tuyến.
Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều cổng thanh toán trực tuyến nhưng phần lớn mới chỉ đáp ứng cho các khách hàng có tài khoản Internet Banking, phải chuyển khoản qua ATM, hay chuyển khoản ngân hàng, gửi tiền đến tài khoản ví điện tử của mình. Việc này vẫn làm mất thời gian của khách hàng khi phải đi lại nhiều lần để thực hiện lệnh chuyển tiền hay chuyển khoản.



Mô hình giải pháp charging
Việc tích hợp phương thức nạp thẻ cào điện thoại vào ví điện tử đã mở ra một tiện ích mới cho người tiêu dùng. Khách hàng chỉ cần cào mã thẻ điện thoại của hai nhà mạng VinaPhone và MobiFone, nhập mã số vào và nhấn nút nạp thẻ là đã hoàn tất quá trình nạp thẻ của mình. Khi đó, số tiền khách nạp sẽ có trong tài khoản ví điện tử và có thể thanh toán cho bất kỳ món hàng nào trên các website có tích hợp cổng thanh toán trực tuyến này. 
Quy trình sử dụng dịch vụ
Việc nạp tiền từ thẻ cào điện thoại vào ví điện tử đã đem lại tiện ích to lớn cho người dùng. Chỉ cần trong vòng 30 giây, khách hàng đã có tiền trong tài khoản để mua món hàng mình cần. Bên cạnh đó, thẻ điện thoại được bán và sử dụng rộng rãi nên bạn sẽ không phải mất công đi ra ngân hàng, hay chờ đợi nhân viên ngân hàng hoàn tất các thủ tục cho mình.